ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Phần đọc - hiểu (3,0 điểm)
-Câu 1 (0,75 điểm): Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
-Câu 2 (0,75 điểm): Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn "Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết" là biện pháp tu từ so sánh.
-Câu 3 (1,0 điểm): Nội dung chính văn bản trên: Qua việc kể lại gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê, tác giả bày tỏ tình cảm xót thương, ái ngại cho hoàn cảnh họ. Văn bản cũng cho thấy hiện thực nghèo khổ của người dân Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
-Câu 4 (0,5 điểm): Thạch Lam đã tái hiện hoàn cảnh nghèo khó của nhà mẹ Lê. Qua đó, nhà văn bày tỏ tình yêu thương, xót xa cho cảnh ngộ nghèo khổ của họ.
Phần làm văn (7,0 điểm)
*Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về thái độ, cách ứng xử của chúng ta đối với những người nghèo khổ, có cuộc sống khó khăn.
a. Các ý cần có
-Giải thích người nghèo khổ, có cuộc sống khó khăn.
-Thái độ thái độ, cách ứng xử của chúng ta đối với họ.
-Phê phán những người xem thường người nghèo.
-Mỗi người chúng ta cần chăm chỉ, chịu khó trong lao động và học tập để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
b. Thang điểm
-Có cấu trúc mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn: 0,25 điểm.
-Xác định đúng vấn đề bàn luận "thái độ, cách ứng xử của chúng ta đối với những người nghèo khổ, có cuộc sống khó khăn": 0,25 điểm.
-Nội dung: 0,75 điểm.
-Chính tả - ngữ pháp: 0,25 điểm.
-Sáng tạo: 0,5 điểm.
*Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương qua đoạn thơ sau:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Thang điểm
-Có cấu trúc mở bài, thân bài và kết bài: 0,25 điểm.
-Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng bà Tú (Thương vợ - Trần Tế Xương); dẫn thơ: 0,5 điểm.
-Nội dung:
+LĐ1: Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương - tác phẩm Thương vợ: 0,5 điểm.
+LĐ2: Phân tích hình tượng bà Tú: 2,5 điểm.
>Bà Tú chịu nhiều vất vả, lam lũ trong cuộc sống.
>Bà có những đức tính cao đẹp: đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh, không phàn nàn - lặng lẽ chấp nhận vì chồng con.
+LĐ3: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: 0,5 điểm.
>Bà Tú là hình tượng điển hình cho người phụ nữ Việt Nam với những đức tính cao đẹp.
>Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt bình dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình của Trần Tế Xương.
-Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm.
-Sáng tạo: 0,5 điểm.
Phụ lục
ĐOẠN VĂN MẪU - THAM KHẢO
Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống nhân đạo, yêu thương đồng bào. Nhiều câu tục ngữ, ca dao như “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đã dạy bảo chúng ta có tình yêu thương con người. Yêu thương, giúp đỡ người nghèo cũng là thể hiện thái độ, cách ứng xử của chúng ta đối với người nghèo khổ. Vậy thế nào là cách ứng xử phù hợp đối với người nghèo khổ? Theo tôi, đó là sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ. Nếu chúng ta có tiền thì hãy giúp đỡ bằng việc cho tiền, mua gạo, mua thức ăn, quần áo cho người nghèo. Nếu không có tiền thì một lời an ủi, sẻ chia, động viên cũng giúp họ đỡ tủi thân, có nguồn động lực vươn lên trong cuộc sống. Sự thật, nhà nước ta đã có rất nhiều việc làm giúp đỡ người nghèo như xây dựng nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo, khám – chữa bệnh cho người nghèo miễn phí tiền. Trong cơn đại dịch cô-vid, nhiều gian hàng 0 đồng có khắp nơi để chu cấp thức ăn miễn phí cho người nghèo, nhiều đội quân thanh niên tình nguyện đi khắp ngõ làng, thôn xóm để phát thức ăn cho người nghèo, nhà nước trợ cấp tiền cho người lao động cả nước,.. Không kể hết được những việc làm ân nghĩa, cảm động như vậy,… Chúng ta đã chọn ngày 17/10 hằng năm là ngày vì người nghèo để cộng đồng, xã hội có trách nhiệm, tấm lòng giúp đỡ những người nghèo khổ, khó khăn, hoàn cảnh đơn chiếc. Tuy vậy, chúng ta thấy bên cạnh những người biết yêu thương, giúp đỡ người nghèo thì ta vẫn thấy một số người tỏ ra xem thường người nghèo, khoe khoang sự giàu có trước người nghèo. Đó là thái độ, hành động cần được phê phán. Mặt khác, người nghèo cũng cần tự mình cố gắng vươn lên, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác rồi sinh ra tính ỷ lại. Tóm lại, chúng ta cần yêu thương, giúp đỡ người nghèo như truyền thống thương người của ông cha ta. Bản thân em là học sinh, em sẽ không khinh miệt người nghèo, sẽ giúp đỡ họ khi có khả năng. Em sẽ cố gắng học tốt để mai sau có tương lai tốt đẹp, không nghèo khổ. Đó cũng là việc làm góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. Trách nhiệm không của riêng ai !
Nhận xét
Đăng nhận xét