Cách đề làm bài phân tích một bài thơ, đoạn thơ
Để làm tốt dạng bài văn này, các em cần chú ý một số điều như sau
1. Viết bài đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài)
a. Mở bài: em lấy thông tin tác giả được đề cho đưa vào mở bài; sau đó giới thiệu đoạn thơ, bài thơ (nhớ dẫn đoạn thơ, bài thơ. Nếu đoạn thơ dài thì em viết câu thơ đầu tiên (...) câu thơ cuối).
b. Thân bài: Thứ nhất em phải giới thiệu những nét khái quát về tác phẩm (như hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục - phần này em cần thuộc. Nếu em không thuộc thì em căn cứ vào đoạn thơ, bài thơ để xác định). Tiếp theo, em bàn luận đoạn thơ (hoặc bài thơ) bằng việc phân tích 4 yếu tố (Chủ thể trữ tình, vần - nhịp, từ ngữ-hình ảnh và các biện pháp tu từ).
-Chủ thể trữ tình là gì? đó chính là tác giả. Nhưng tác giả có thể xuất hiện trực tiếp hoặc xuất hiện gián, cũng có thể không có gọi là chủ thể ẩn.
-Vần: thường có 2 cách gieo vần (vần chân gieo cuối dòng; vần lưng gieo giữa dòng).
-Nhịp: nghĩa là ngắt nhịp. Nhịp thường ngắt kết thúc một cụm danh từ, động từ hay tính từ.
-Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ,...
-Từ ngữ - hình ảnh: là những từ ngữ quan trọng, có ý nghĩa, hình ảnh đẹp có tính hình tượng.
Em nên xác định 4 yếu tố trên trong giấy nháp. Sau đó đưa nó vào phần thân bài. Trong 4 yếu tố trên thì em chỉ cần nhắc chủ thể trữ tình, vần - nhịp thôi. Còn phân tích thì em phân tích kĩ từ ngữ - hình ảnh và các biện pháp tu từ.
Lưu ý: Để phân tích tốt từ ngữ - hình ảnh thì em nên đọc khái quát đặc điểm của bức tranh thiên nhiên, hoặc hình ảnh con người; sau đó liệt kê những hình ảnh đẹp của thiên nhiên và con người. Cuối cùng, em viết lời bình luận những từ ngữ, hình ảnh mà em yêu thích.
Luận điểm cuối em cần viết là thông điệp em nhận được từ bài thơ, đoạn thơ.
c. Kết bài: Em đánh giá lại nội dung và liệt kê những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (coi lại ở thân bài có biện pháp nghệ thuật gì thì nhắc lại) của đoạn thơ; Rút ra bài học liên hệ bản thân (bài thơ, đoạn thơ giáo dục em điều gì?).
2. Ghi 4 yếu tố của đoạn thơ, bài thơ vào giấy nháp; lựa chọn những từ ngữ- hình ảnh để bình luận.
3. Viết khoảng 4 mặt giấy thi.
4. Viết bài trong khoảng thời 50 phút.
1. Viết bài đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài)
a. Mở bài: em lấy thông tin tác giả được đề cho đưa vào mở bài; sau đó giới thiệu đoạn thơ, bài thơ (nhớ dẫn đoạn thơ, bài thơ. Nếu đoạn thơ dài thì em viết câu thơ đầu tiên (...) câu thơ cuối).
b. Thân bài: Thứ nhất em phải giới thiệu những nét khái quát về tác phẩm (như hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục - phần này em cần thuộc. Nếu em không thuộc thì em căn cứ vào đoạn thơ, bài thơ để xác định). Tiếp theo, em bàn luận đoạn thơ (hoặc bài thơ) bằng việc phân tích 4 yếu tố (Chủ thể trữ tình, vần - nhịp, từ ngữ-hình ảnh và các biện pháp tu từ).
-Chủ thể trữ tình là gì? đó chính là tác giả. Nhưng tác giả có thể xuất hiện trực tiếp hoặc xuất hiện gián, cũng có thể không có gọi là chủ thể ẩn.
-Vần: thường có 2 cách gieo vần (vần chân gieo cuối dòng; vần lưng gieo giữa dòng).
-Nhịp: nghĩa là ngắt nhịp. Nhịp thường ngắt kết thúc một cụm danh từ, động từ hay tính từ.
-Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ,...
-Từ ngữ - hình ảnh: là những từ ngữ quan trọng, có ý nghĩa, hình ảnh đẹp có tính hình tượng.
Em nên xác định 4 yếu tố trên trong giấy nháp. Sau đó đưa nó vào phần thân bài. Trong 4 yếu tố trên thì em chỉ cần nhắc chủ thể trữ tình, vần - nhịp thôi. Còn phân tích thì em phân tích kĩ từ ngữ - hình ảnh và các biện pháp tu từ.
Lưu ý: Để phân tích tốt từ ngữ - hình ảnh thì em nên đọc khái quát đặc điểm của bức tranh thiên nhiên, hoặc hình ảnh con người; sau đó liệt kê những hình ảnh đẹp của thiên nhiên và con người. Cuối cùng, em viết lời bình luận những từ ngữ, hình ảnh mà em yêu thích.
Luận điểm cuối em cần viết là thông điệp em nhận được từ bài thơ, đoạn thơ.
c. Kết bài: Em đánh giá lại nội dung và liệt kê những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (coi lại ở thân bài có biện pháp nghệ thuật gì thì nhắc lại) của đoạn thơ; Rút ra bài học liên hệ bản thân (bài thơ, đoạn thơ giáo dục em điều gì?).
2. Ghi 4 yếu tố của đoạn thơ, bài thơ vào giấy nháp; lựa chọn những từ ngữ- hình ảnh để bình luận.
3. Viết khoảng 4 mặt giấy thi.
4. Viết bài trong khoảng thời 50 phút.
Nhận xét
Đăng nhận xét