Phân tích, đánh giá bài thơ Chân quê - Nguyễn Bính

 *Đề bài: Em viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá 2 khổ thơ đầu bài thơ Chân quê - Nguyễn Bính.

Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? 

Dàn ý

a/ Mở bài
-Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bính

-Đưa vấn đề nghị luận vào: 2 khổ thơ đầu có nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

-Dẫn thơ: "Hôm qua em đi tỉnh về/ (...) Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? "

b/ Thân bài

-Giới thiệu xuất xứ bài thơ; giải thích ý nghĩa tên bài thơ và nêu vị trí hai khổ thơ được bình luận (khổ 1 và 2 của bài thơ).

-Khổ 1: Tâm trạng đợi chờ của chàng trai và sự thay đổi của cô gái.

+Chủ thể trữ tình của bài thơ là chàng trai có người yêu đi tình.

+Chàng trai đã ở trong tâm thế, chờ đợi mong ngóng người yêu.

+Chàng trai cảm thấy ngỡ ngàng trước sự thay đổi về cách ăn mặc của cô gái (khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm).

+Nghệ thuật: Cách gieo vần tuân thủ đúng luật gieo vần của thơ lục bát (về-đê; làng-ràng) làm cho câu thơ nghe nhẹ nhàng dù đó là lời trách móc; Nhịp thơ 2/2/2 mang đậm chất truyền thống của thơ lục bát Việt Nam; phép liệt kê và câu biểu cảm (em làm khổ tôi!) góp phần diễn đạt cảm xúc chua chát, xót xa của chủ thể trữ tình trước sự thay đổi của cô gái.

-Khổ 2: Sự hồi tưởng của chàng trai về vẻ đẹp chân quê truyền thống.

+Sau sự xót xa về sự thay đổi của cô gái, chàng trai hồi tưởng lại vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và "chân quê" trong trang phục của cô gái (yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ).

+Sử dụng 4 câu hỏi tu từ để làm nổi bật cái khổ tâm của chàng trai vì người yêu đánh mất vẻ đẹp chân quê vốn có.

+Vì không muốn mất lòng người yêu nên chàng trai chỉ gợi cho người yêu nhớ đến những trang phục bình dị của quê nhà. Hy vọng, cô gái sẽ hiểu và giữ gìn nét đẹp truyền thống ấy.

+Nhịp thơ 2/2/2 mang đúng đặc trưng của thơ lục bát góp phần diễn tả cảm xúc van nài của chàng trai.

+Cách gieo vần tuân thủ đúng luật của thơ lục bát (sồi-hồi; xuân-thân-quần).

-Thông điệp của 2 khổ thơ: Qua việc diễn tả cảm xúc của chàng trai về sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi của người yêu sau khi đi tỉnh về, khổ thơ gợi nhắc đến việc gìn giữ nét chân quê đậm chất truyền thống của dân tộc.

c/ Kết bài

-Đánh lại nội dung và nghệ thuật 2 khổ thơ.

+Nội dung: Chân quê là lời khẩn thiết gìn giữ nguyên chất "quê mùa" bình dị, đơn sơ nhưng thấm đẫm tình nghĩa con người.

+Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát đậm chất truyền thống; ngôn từ biểu cảm; dùng nhiểu câu hỏi tu từ.

-Nêu sự tác động của bài thơ: Bài thơ gợi nhắc chúng ta phải biết giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông.


p/s: Trong quá trình phân tích, các em có thể nói rõ thêm vẻ đẹp của trang phục chân quê như áo tứ thân, yếm lụa sôi, khăn mỏ quạ,... để bài văn sâu sắc, sinh động.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình yêu quê hương của mỗi con người Việt Nam

Những câu danh ngôn hay về cái đẹp