Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2022

Cách đề làm bài phân tích một bài thơ, đoạn thơ

Hình ảnh
 Để làm tốt dạng bài văn này, các em cần chú ý một số điều như sau 1. Viết bài đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài) a. Mở bài: em lấy thông tin tác giả được đề cho đưa vào mở bài; sau đó giới thiệu đoạn thơ, bài thơ (nhớ dẫn đoạn thơ, bài thơ. Nếu đoạn thơ dài thì em viết câu thơ đầu tiên (...) câu thơ cuối). b. Thân bài: Thứ nhất em phải giới thiệu những nét khái quát về tác phẩm (như hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục - phần này em cần thuộc. Nếu em không thuộc thì em căn cứ vào đoạn thơ, bài thơ để xác định). Tiếp theo, em bàn luận đoạn thơ (hoặc bài thơ) bằng việc phân tích 4 yếu tố (Chủ thể trữ tình, vần - nhịp, từ ngữ-hình ảnh và các biện pháp tu từ). -Chủ thể trữ tình là gì? đó chính là tác giả. Nhưng tác giả có thể xuất hiện trực tiếp hoặc xuất hiện gián, cũng có thể không có gọi là chủ thể ẩn. -Vần: thường có 2 cách gieo vần (vần chân gieo cuối dòng; vần lưng gieo giữa dòng). -Nhịp: nghĩa là ngắt nhịp. Nhịp thường ngắt kết thúc một cụm danh từ, động từ hay tính t

Cách để làm bài văn nghị luận xã hội

Hình ảnh
 Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội, các em nên chú ý một số vấn đề sau: 1. Viết bài đủ bố cục 3 phần gồm mở bài, thân bài và kết bài -Mở bài: em giới thiệu vấn đề (viết khoảng 3-5 câu, không viết dài) Ví dụ: Anh/chị hãy bàn luận tình yêu quê hương đất nước của mỗi con người Việt Nam thì em có thể viết mở bài như sau: Trong mỗi con người Việt Nam đều có tình yêu quê hương của mình. Đó là thứ tình cảm chân thành, trong sáng và bình dị. Dù mỗi người có những cách biểu hiện khác nhau. Bài luận này sẽ giúp mỗi chúng ta có dịp nhìn lại tình yêu quê hương của chính mình.  phần in đậm chính là luận đề, em phải đưa luận đề vào mở bài thì mới có điểm. -Thân bài: em đi bàn luận vấn đề bằng việc thực hiện 4 thao tác cơ bản ( giải thích , phân tích, chứng minh và phản biện. + Giải thích là gì? giải thích nghĩa là em giảng giải ý nghĩa của từ ngữ, ý nghĩa của luận đề. Ví dụ, đề bài trên yêu cầu bàn luận tình yêu quê hương của mỗi con người Việt Nam thì em cần giải thích ý nghĩa của từ quê hương

Tình yêu quê hương của mỗi con người Việt Nam

Hình ảnh
           Trong mỗi con người Việt Nam đều có tình yêu quê hương của mình. Đó là thứ tình cảm chân thành, trong sáng và bình dị. Dù mỗi người có những cách biểu hiện khác nhau. Bài luận này sẽ giúp mỗi chúng ta có dịp nhìn lại tình yêu quê hương của chính mình.         Trước hết, chúng ta cần hiểu "quê hương là gì?". Quê hương, đó chính là nơi chúng ta được sinh ra. Nơi ấy, có ba mẹ, anh - chị, họ hàng, người thân láng giềng. Nó cũng là nơi gắn liền với những kỉ niệm tuổi ấu thơ của chúng ta. Như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết trong bài thơ Quê hương đầy xúc động:                                     Quê hương là chùm khế ngọt,                                    Cho con trèo hái mỗi ngày.                                    Quê hương là đường đi học,                                    Con về rợp bướm vàng bay. Như vậy, quê hương là những điều bình dị thân thương như "chùm khế ngọt, đường đi học, ...". Quê hương gắn liền với chúng ta và nó có một ý nghĩa vô cùng qua

Những câu danh ngôn hay về cái đẹp

Hình ảnh
  Cái đẹp chỉ đơn giản là hiện thực được nhìn qua con mắt yêu thương. –   Rabindranath Tagore Cái đẹp được chào đón ở bất cứ đâu. –  Johann Wolfgang von Goethe Đừng bao giờ để lỡ một cơ hội để thấy cái gì đẹp đẽ, bởi cái đẹp là chữ viết tay của Chúa. –  Ralph Waldo Emerson Cái đẹp phải quyến rũ các giác quan, cho chúng ta sự thưởng thức ngay lập tức, phải gây ấn tượng với chúng ta hay luồn lách vào trong chúng ta mà không cần ta phải làm gì cả. –  Claude Debussy Cái đẹp thuộc bất cứ dạng gì, trong sự phát triển tột cùng của nó, đều kích động tâm hồn nhạy cảm tới rơi lệ. –  Edgar Allan Poe Điều tốt đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy hoặc thậm chí chạm vào – chúng phải được cảm nhận bằng trái tim. –  Helen Keller Hàng ngày, mỗi người đều nên nghe chút âm nhạc, đọc chút thơ ca, và xem tranh ảnh đẹp, để những lo toan trần tục không xóa đi cảm nhận về cái đẹp, thứ mà Chúa trời đã gieo mầm trong tâm hồn con người. –  Johann Wolfgang von Goethe

Viết đoạn văn nghị luận xã hội

Hình ảnh
 *Đề bài Cuộc đời ai cũng có những tấm lòng Để làm giấy chứng minh Để cầu mong thành đạt Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm. […] Những tấm bằng có đóng dấu kí tên Chỉ là giấy thông hành đi vào cuộc sống Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận Mới là TẤM BẰNG – bằng – của – chính – ta. (Trích  Tấm bằng  – Hoàng Ngọc Quý, Tuyển tập đề và bài văn Nghị luận xã hội , Tập hai, NXB Giáo Dục, tr.32)       Hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Là một học sinh, bạn cần chuẩn bị hành trang gì để có được tấm bằng cuộc đời ghi nhận? Bài làm Nếu tôi có một câu hỏi:   Là một học sinh, bạn cần chuẩn bị hành trang gì để có được tấm bằng cuộc đời ghi nhận? Câu hỏi có khó đối với bạn không? Nó có gợi cho bạn suy nghĩ về tương lai của mình? Bạn không được chối từ mà không đưa ra câu trả lời cho tôi đâu nhé? Tôi muốn bạn trả lời vì nó quan trọng với bạn lắm đấy! Bạn giải thích với tôi r

Viết văn nghị luận xã hội

Hình ảnh
 *Đề bài:  Một ông bố có niềm đam mê đặc biệt dành cho xe hơi, cũng vì để mua được chiếc xe yêu thích nên đã tích cóp tiền trong một thời gian rất lâu. Khi mua được xe, mỗi ngày, ông không ngại cực khổ, cặm cụi rửa xe, đánh sáp, công việc chăm sóc xe đã trở thành việc “hưởng thụ” của ông. Con trai Jake thấy bố yêu thích chiếc xe như vậy, cũng thường xuyên phụ rửa xe, hai bố con vô cùng vui vẻ. Một ngày, người bố về nhà sau một trận mưa lớn, chiếc xe dính đầy bùn đất, nhưng ông lại quá mệt mỏi, nên nói với con trai: “Hôm khác rửa xe nhé con!”. Jake thấy mình đang rảnh rỗi, liền xung phong muốn thay bố rửa xe, và được đồng ý. Tuy nhiên, người bố này lại quên là con trai mình mới có 5 tuổi, ông trở về phòng nghỉ ngơi mà quên không chuẩn bị dụng cụ gì cho cậu bé cả. Con trai hào hứng xông ra rửa xe, nhưng lại không tìm thấy khăn lau. Cậu bé chạy vào trong bếp, đột nhiên cậu nghĩ tới cái miếng chùi xoong mà mẹ vẫn thường dùng để chà nồi rất sạch sẽ, vì vậy cậu liền lấy ngay miếng thép ấy để

Viết đoạn văn nghị luận xã hội

Hình ảnh
 *Đề bài:  Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.        Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướ

Viết đoạn văn nghị luận xã hội

Hình ảnh
 *Đề bài:  Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần,... Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp, tiện nghi, hiện đại lắm nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì,... chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng…” (Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, sách Ngữ Văn 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2014) Anh/chị có đồng tình với quan điểm được nêu lên ở trên:  “Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) trình bày suy nghĩ của mình. Bài làm Cuộc sống ngày càng phát triển, mỗi gia đình trở nên giàu có hơn, cũng vì thế nhiều cha mẹ trở nên yêu thương con mình nhiều hơn. Có không ít &

Phân tích, đánh giá bài thơ Chân quê - Nguyễn Bính

Hình ảnh
  *Đề bài: Em viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá 2 khổ thơ đầu bài thơ Chân quê - Nguyễn Bính. Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?   Dàn ý a/ Mở bài -Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bính -Đưa vấn đề nghị luận vào: 2 khổ thơ đầu có nội dung và nghệ thuật đặc sắc. -Dẫn thơ: " Hôm qua em đi tỉnh về/ (...)  Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?  " b/ Thân bài -Giới thiệu xuất xứ bài thơ; giải thích ý nghĩa tên bài thơ và nêu vị trí hai khổ thơ được bình luận (khổ 1 và 2 của bài thơ). -Khổ 1: Tâm trạng đợi chờ của chàng trai và sự thay đổi của cô gái. +Chủ thể trữ tình của bài thơ là chàng trai có người yêu đi tình. +Chàng trai đã ở trong tâm thế, chờ đợi mong ngóng người yêu. +Chàng trai cảm thấy ngỡ ngàng trước sự thay đổi về cách ăn mặc của cô gái (khăn nhung, quần lĩnh, áo cài

Nghị luận một vấn đề xã hội: Ý chị nghị lực đối với mỗi người trong cuộc sống.

Hình ảnh
 *Đề bài: Em hãy viết bài văn khoảng 500 chữ bàn về ý chị nghị lực đối với mỗi người trong cuộc sống. Dàn ý a/ Mở bài -Giới thiệu vấn đề nghị luận:  ý chị nghị lực đối với mỗi người trong cuộc sống. -Khẳng định tầm quan trọng của  ý chị nghị lực đối với mỗi người trong cuộc sống. b/ Thân bài -Giải thích ý chí nghị lực? -Phân tích và chứng minh vai trò của ý chí nghị lực đối với mỗi người trong cuộc sống. -Phản biện những người không có ý  thức rèn luyện ý chí nghị lực. c/ Kết bài -Khẳng định lại vai trò  ý chị nghị lực đối với mỗi người trong cuộc sống. -Bài học liên hệ bản thân trong việc rèn luyện  ý chị nghị lực. Bài làm         Trong cuộc sống, chúng ta cần rèn luyện nhiều phẩm chất để đáp ứng những nhu cầu phát triển của xã hội. Một trong những phẩm chất cần có đối với mỗi người là phải có ý chí, nghị lực. Vậy ý chí, nghị lực có vai trò quan trọng như thế nào đối với mọi người? Nó mang lại lợi ích gì? Bài văn hôm nay sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của ý chí, nghị lực.     

Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Hình ảnh
 *Đề bài: Sau khi đọc xong bài thơ Chân quê, em có ý kiến gì về việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc? Chân quê - Nguyễn Bính Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em, Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa. Như hôm em đi lễ chùa, Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở  giữa vườn  chanh, Thầy u mình với chúng mình chân quê. Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Dàn ý a/ Mở bài -Giới thiệu vấn đề nghị luận: việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. -Khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. b/ Thân bài -Giải thích truyền thống văn hóa dân tộc là gì? -Phân tích ý nghĩa của việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc? -Chứng minh những việc làm gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc? -Phản biện những việc làm làm mất

Bài văn tham khảo

Hình ảnh
  PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BÀI THƠ CẢNH KHUYA - HỒ CHÍ MINH *Đề bài: Em viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh:                Tiếng suối trong như tiếng hát xa,                 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.                Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,                Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Dàn ý a/ Mở bài -Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh. -Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. b/ Thân bài -Hoàn cảnh sáng tác, thể loại và bố cục bài thơ Cảnh khuya. -Phân tích bài thơ: +Hai câu đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng >Hai câu đầu không xuất hiện chủ thể trữ tình mà nổi bật là cảnh thiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng. >Vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc có âm thanh của tiếng suối, ánh trăng soi rọi cây cổ thụ và những bông hoa rừng. >Vẻ đẹp đầy lãng mạn, hư ảo đậm chất Đường t